Công trình Xanh là một không gian được xây dựng có tính đến ảnh hưởng của nó đối với cả môi trường và những người sử dụng công trình hàng ngày. Điều này có nghĩa là các hoạt động tổng thể từ thiết kế, xây dựng, hoạt động, bảo trì, cải tạo và phá hủy của công trình sẽ tập trung nhiều vào việc sử dụng vật liệu xây dựng bền vững; sử dụng năng lượng, nước hiệu quả cao; giảm thiểu chất thải và tác động lên môi trường.
Các công trình xanh mang lại nhiều lợi ích, ngoài việc giảm thiểu các tác động đến môi trường như giúp bảo vệ hệ sinh thái, cải thiện chất lượng không khí và nước, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên còn giúp giảm chi phí vận hành; đạt được các điều kiện để được hưởng các ưu đãi về thuế; cải thiện năng suất vận hành; tạo ra sự thoải mái, nâng cao sức khỏe của người sống và làm việc trong đó.
Trong thế giới cạnh tranh ngày nay, các nhà đầu tư đang nỗ lực hết mình để xây dựng nên những công trình bền vững. Những công trình sử dụng tài nguyên hiệu quả đang có những tác động rõ ràng đến lợi nhuận của cả doanh nghiệp lẫn túi tiền của người mua nhà. Nhưng làm thế nào để nhà đầu tư tính toán được chính xác ưu thế này trong khi vẫn bảo đảm uy tín thương hiệu?
LEED (Leadership in Energy & Environmental Design)
LEED là hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về kiến trúc xanh, được công nhận và thẩm định cho những công trình kiến trúc, cung cấp cho bên thứ ba và chứng nhận rằng một tòa nhà hoặc một công trình công cộng được thiết kế và xây dựng dựa theo những tiêu chuẩn hướng đến việc cải thiện hiệu suất, kết hợp với các tiêu chuẩn về tiết kiệm năng lượng, hiệu quả thoát nước, giảm lượng khí thải C02, nâng cao chất lượng môi trường sống, nâng cao khả năng quản lý nguồn tài nguyên góp phần kiểm soát và tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp dệt may nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung.
LEED được phát triển bởi US.Green Building Council (Hội đồng công trình xanh của Mỹ), LEED cung cấp cho các chủ sở hữu, cũng như các nhà quản lý một cơ sở vững chắc trong việc xác định và thực hiện các giải pháp “kiến trúc xanh” đạt tiêu chuẩn và khả thi như thiết kế, thi công, vận hành, bảo hành. LEED là một tiêu chuẩn rất thuyết phục bởi sự linh hoạt vì nó dễ dàng áp dụng cho tất cả các loại công trình – từ công trình thương mại cho đến dân cư. Nó hoạt động trong suốt quy trình xây dựng – thiết kế và xây dựng, vận hành và bảo hành, trang bị cho con người những sự đổi mới đáng kể. Và LEED mở rộng các lợi ích của mình vượt khỏi những lĩnh vực xây dựng đặc thù, lạc hậu vào những lĩnh vực có liên quan trong quá trình phát triển.
LEED được đánh giá dựa trên 6 yếu tố chính xoay quanh việc vận hành, tái tạo năng lượng và cải thiện môi trường làm việc của người lao động từ đó giúp nhà chủ đầu tư tiết kiệm chi phí vận hành, dễ dàng xử lý trong khâu quản trị doanh nghiệp.
Nó hoạt động trong suốt quy trình xây dựng – thiết kế và xây dựng, vận hành và bảo hành, trang bị cho con người những sự đổi mới đáng kể. Và LEED mở rộng các lợi ích của mình vượt khỏi những lĩnh vực xây dựng đặc thù, lạc hậu vào những lĩnh vực có liên quan trong quá trình phát triển.
HIỆU QUẢ
Hiện nay có tới 61% lãnh đạo trong các tổ chức trong và ngoài nước tin rằng phát triển bền vững là yếu tố tiên phong, mang tính xu thế, tạo nên sự khác biệt với thị trường và cải thiện hiệu quả tài chính cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng chứng chỉ công trình xanh LEED sẽ tạo ra được lợi thế cạnh tranh, nhất là với thị trường khó tính, từ đó nâng cao uy tín trên thị trường và đặc biệt là tạo được lợi thế trong việc quyết định mua sắm của Chính phủ, nhất là khi Việt Nam đã tham gia và hưởng ứng hội nghị COP26 của Liên Hợp Quốc.\
Quản lý hiệu quả:
LEED là hệ thống quản lý dự án cũng như hiệu quả công trình xanh lớn nhất thế giới. LEED cung cấp hệ thống chuẩn mực toàn diện về thiết kế, kiến trúc, vận hành cũng như hiệu suất cho công trình xanh
Đạt mục tiêu ESG (Environment, Social and Corporate Governance)
- LEED giúp nhà đầu tư đạt được mục tiêu ESG khi cung cấp những chuẩn mực xây dựng xanh thiết thực. LEED được công nhận toàn cầu để hỗ trợ nhà đầu tư thực hiện các phương thức quản lý nhằm ưu tiên hiệu quả công trình, giảm chi phí vận hành, tăng giá trị tài sản và đảm bảo hiệu suất, tiện nghi sức khỏe và hạnh phúc cho người sử dụng.
Tiết kiệm chi phí:
- Nhờ vào thiết kế và công nghệ xanh, chi phí vận hành của nhà máy sẽ được giảm đáng kể. Qua đó bù lại nhanh chóng cho các chi phí phụ trội trong quá trình xây dựng của dự án cũng như tiết kiệm về lâu dài.
- Theo ước tính, ở Việt Nam một nhà máy nếu xây dựng theo xu hướng "xanh" thì chi phí xây dựng sẽ đội lên từ 5-10% so với nhà máy thông thường, tuy nhiên trong quá trình vận hành, một nhà máy xanh sẽ tiết kiệm 20-30% năng lượng tiêu thụ. Do đó chỉ sau 4-5 năm vận hành, số tiền tiết kiệm có thể bù đắp vốn đầu tư ban đầu.
Nâng cao hiệu suất công việc:
- Những doanh nghiệp có không gian làm việc đạt chứng nhận LEED có tỷ lệ tuyển dụng và tỷ lệ giữ lại cao hơn. Không chỉ vậy, hiệu quả công việc của nhân viên cũng tăng cao. LEED tạo ra môi trường với không khí sạch, đón được ánh nắng mặt trời, không chứa chất độc hại trong sơn khi hoàn thành công trình.
- Các biện pháp thiết kế của một công trình xanh luôn chú trọng sử dụng ánh sáng và thông gió tự nhiên đã giúp người sử dụng luôn có cảm giác thoải mái, dễ chịu. Theo nghiên cứu của Dailey (2013), chất lượng không khí trong nhà tốt có thể cải thiện đến 18% năng suất lao động, tăng khả năng nhớ và kích thích khả năng sáng tạo của não bộ.
Nâng chất lượng môi trường sống:
- Cải thiện chất lượng không khí trong nhà máy có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh dị ứng, hen suyễn, căng thẳng và trầm cảm đồng thời dẫn đến cải thiện năng suất làm việc của người lao động.
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường:
- Công trình xanh tận dụng ánh sáng tự nhiên sử dụng trang thiết bị không độc hại, hệ thống thông gió để cấp gió tươi giúp giảm nồng độ CO2 trong không khí. Công trình sử dụng năng lượng hiệu quả giúp làm giảm ô nhiễm môi trường cũng như cải thiện chất lượng không khí bên ngoài các khu công nghiệp lớn, đặc biệt LEED là công cụ hiệu quả trong việc giảm thiểu khí thải.
- Trong ngành Dệt May và Da Giầy, chứng chỉ LEED có thể giúp các nhà lãnh đạo trong việc quản lý tài chính, giảm chi phí vận hạnh nhà máy dệt, sợi, đảm bảo sức khỏe cho người lao động cũng như tăng vị thế doanh nghiệp khi triển khai công trình xanh, góp phần xanh hóa chuỗi cung ứng ngành Dệt May và Da Giầy.
Giảm phát thải
- Đặc biệt chứng chỉ LEED giúp làm giảm khí thải, điều này thực sự rất quan trọng trong việc xuất khẩu ngành sản xuất nói chung , dệt may và gia giầy nói riêng. Vì hiện nay, Châu Âu là một thị trường lớn của các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên Châu Âu áp dụng thuế biên giới Carbon cho tất cả các mặt hàng của các quốc gia ngoài Châu Âu trong đó có cả Việt Nam.
- Điều này chính là một rào cản trong việc xúc tiến thương mại đối với các ngành kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Dệt May nói riêng.
- Việc sử dụng chứng chỉ LEED có thể làm giảm khí thải Cacbon tới môi trường, làm giảm chi phí thuế phải nộp cho doanh nghiệp và góp phần giúp phá bỏ rào cản thương mại Dệt may giữa Việt Nam và Châu Âu.
- Không chỉ vậy, Mỹ là một thị trường lớn nhất đối với ngành Sản Xuất, Dệt May, Da Giầy Việt Nam, đạt được chứng chỉ LEED của Mỹ là một điều kiện tất yếu để có thể duy trì xuất khẩu hàng Dệt May sang Mỹ trong tương lai.
Các Mức Chứng Nhận LEED
Có tổng cộng bốn mức chứng nhận công trình xanh LEED xếp hạng tăng dần:
❖ Chứng nhận LEED (40-49 điểm )
❖ Chứng nhận LEED SILVER (Bạc) (50-59 điểm )
❖ Chứng nhận LEED GOLD (Vàng) (60-79 điểm)
❖ Chứng nhận LEED PLATINUM (Bạch Kim) (Trên 80 điểm)
Mức chứng nhận LEED PLATINUM là mức chứng nhận cao nhất của LEED, thể hiện sự bền vững gần như tuyệt đối cho các tiêu chí của nhà máy xanh trong ngành công nghiệp.
QUY ƯỚC CHẤM ĐIỂM CỦA CHỨNG CHỈ LEED
- Năng lượng và khí quyển: Chiếm một phần ba tổng điểm trong chứng chỉ LEED, là yếu tố chính gần như quyết định yếu tố nhà máy xanh, Hội đồng sẽ đánh giá việc sử dụng năng lượng xanh, tái chế ví dụ như sử dụng điện áp mái năng lượng mặt trời...
Sử dụng nước hiệu quả: Bao gồm việc đo lường sử dụng các thiết bị vệ sinh, tưới cây, tái sử dụng nước, xả toilet,....